Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Xã An Sơn là một xã vùng cao của huyện Văn Quan nằm ngay giáp với thị trấn Văn Quan, có tổng diện tích tự nhiên là 5.306,10 ha, có giới hạn toạ độ địa lý:

- Phía Tây tiếp giáp với thị trấn Văn Quan, xã Bình Phúc.

- Phía Nam giáp với xã Yên Phúc, Tân Đoàn.

- Phía Đông giáp với xã  Khánh Khê và xã Tràng Các.

- Phía Bắc tiếp  giáp với xã Điềm He.

Địa hình:  Địa hình xã An Sơn mang tính chất chung của địa hình vùng núi, địa hình núi cao dần từ Đông sang Tây. Khu vực dân cư tập trung và khu vực đất sản xuất nông nghiệp địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thường dưới tập trung ở các khu vực ven các con suối. Xã An Sơn có các con suối lớn bắt nguồn từ phía Đông- Bắc, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Khí hậu: Khí hậu An Sơn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét độc đáo, riêng biệt. Là xã
có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của gió mùa Đông Bắc.

Thuỷ văn

Xã An Sơn có các con suối lớn bắt nguồn từ phía Đông- Bắc, mùa khô các con suối cũng rất hạn chế nguồn nước, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

 Thổ nhưỡng

          - Nhóm đất Feralit: Chiếm khoảng 93,47% tổng diện tích đất tự nhiên, gồm các loại sau:

+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq): Chiếm khoảng 61,54% đất đai
hiện có. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, có tầng dày 50 – 120 cm.
Hàm lượng mùn, đạm nghèo đến trung bình tùy theo mức độ khai thác. Hàm
lượng lân và kali tổng số trung bình, lân và kali dễ tiêu thấp, sắt nhôm di động
trung bình; catinon kiềm thấp, đất có phản ứng chua. Được sử dụng trồng rừng,

hồi và cây ăn quả;

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Chiếm 7,50% diện tích đất đai.
         Thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, độ dày tầng đất từ 10 – 20 cm, đất có phản ứng chua, nghèo lân và kali dễ tiêu. Được sử dụng trồng 1, 2 vụ lúa hay 1
màu 1 lúa tùy theo khả năng tưới của từng vùng;
         + Đất vàng xám trên đá macma axit (Ba): Chiếm 5,70% diện tích đất đai.
Đất có màu vàng xám, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt
trung bình, độ dày tầng canh tác 10 – 20 cm. Hàm lượng mùn, đạm nghèo; lân,
kali để tiêu thấp, đất có phản ứng chua. Sử dụng trồng lúa nhưng năng suất thấp;

- Đất thung lũng dốc tụ, đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trong quá trình rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc, cố độ phì phụ thuộc vào các loại đất lân cận, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù sa không được bồi tụ, có màu nâu tím, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có kết cấu viên, đất trung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất dày.

2. Các nguồn tài nguyên

         a, Tài nguyên rừng
         Diện tích đất rừng của xã An Sơn tương đối lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đất lâm 3.524,43 ha chiếm 66,42% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó bao gồm các loại rừng sau:
          + Đất rừng sản xuất là 3.278,13 ha chiếm 61,78% so với tổng diện tích tự nhiên;

+ Đất rừng phòng hộ là 246,30 ha chiếm 4,64% so với tổng diện tích tự nhiên;

          Rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của xã diện tích đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất toàn  xã . Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Hồi,  Bạch đàn, keo, thông,...
          Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc,
tuy nhiên số lượng đã bị suy giảm. Các loại thú lớn như hổ, gấu không còn thấy
xuất hiện nữa.

Hiện nay diện tích đất có rừng của xã đến năm 2020 đạt mức độ che phủ 51,03%, đây là điều kiện tốt để gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước, cân bằng hệ sinh thái trong khu vực.

          b, Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã chưa xuất hiên loại khoáng sản nào, chủ yếu núi đất.

          c, Tài nguyên nhân văn

           Hiện nay xã có13 thôn gồm các dân tộc chung sống như: Tày,  Nùng,... với nhiều bản sắc dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng  uỷ, HĐND và UBND xã, toàn Đảng, và toàn dân xã đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy chặng đường phát triển phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống cách mạng, đoàn kết, tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế có sẵn, Đảng bộ và nhân dân xã sẽ vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Với đặc thù thành phần dân tộc đa dạng, phát triển du lịch dựa trên những giá trị nhân văn truyền thống và các phong tục, lễ hội văn hoá của nhân dân sẽ đem lại những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc cho xã.

3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyện dịch cơ cấu kinh tế

Trong năm 2020  tốc độ phát triển kinh tế của xã An Sơn 11,0%, Thu nhập từ nông,  lâm nghiệp cho thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm, lương thực bình quân 730 kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo kết quả điều tra tiêu chí mới chiếm 15,2%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, cơ cấu cây trồng vật nuôi có chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hoá thành vùng, tập chung và có giá trị kinh tế cao.

3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Về nông nghiệp

+ Ngành trồng trọt

Bảng 0.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp qua một số năm của xã An Sơn, huện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Chỉ tiêu

Đơn vị

Các năm

   2019                        2020

Tổng sản lượng quy ra thóc

Tấn

3.817

4.580

Bình quân lương thực/ng/năm

Kg

680 

 730

        Cây lúa

 

 

 

Diện tích gieo trồng

Ha

585

696 

Năng suất bình quân

Tạ/ha

 50,0

51,80

Sản lượng

Tấn

2.925 

 3.605

       Ngô

 

 

 

Diện tích

Ha

 232

220 

Năng suất

Tạ/ha

 30,00

31,00 

Sản lượng

Tấn

 696

682

    Rau màu khác (dưa       hấu, khoai lang, khoai tây, cà chua rau các loại)

 

 

 

Diện tích

Ha

179,8

187,75

Năng suất

Triệu đồng/ha

36,30

42,00

Sản lượng

Triệu đồng

6.526,74

7.885,5

             

Tổng diện tích thực hiện trong năm 2020 là 1.268 ha với tổng sản lượng cây có hạt 4.580 tấn đạt 120% KH,  trong đó: Sản lượng thóc 3.605tấn đạt 100% KH, bằng 101% so với cùng kỳ; Ngô 682tấn, đạt 100% KH, bằng 100 % so cùng kỳ.

+ Ngành chăn nuôi

Bảng 0.6 Thực trạng ngành chăn nuôi qua một số năm 2019-2020

Loại con

Đơn vị

Các năm

2019

2020

Đàn trâu, bò

Con

1.551

1.505

Đàn lợn

Con

2.104

2.104

Nuôi trồng thủy sản

Ha

10,59

10,59

Đàn gia cầm

Con

40.312

42.616

Vật nuôi khác (Chó)

Con

780

812

                          

Theo số liệu thống kê ngày 26/12/2020 tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là 47.037 con trong đó:

 - Đàn trâu: 1.505 con giảm 46 con so với cùng kỳ đạt 97%KH, đạt 97% nghị quyết HĐND (do hiện nay các gia đình không có người chăn dắt, trong sản xuất đã được cơ giới hoá, các hộ gia đình không phát triển trồng cỏ theo hướng nuôi nhốt nên đàn trâu tiếp tục giảm).

- Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn xã đã có 02 xưởng  chuyên sản xuất gạch dân dụng phục vụ tại địa phương và xuất sang các địa phương khác, tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích đầu tư trên địa bàn xã. ngoài ra còn có các nghề như: Sửa chữa xe máy, xay xát.

- Thương nghiệp và dịch vụ

Xã An Sơn có đường tỉnh lộ 239 chạy qua  thuận lợi cho giao thông chu chuyển hàng hóa đi các nơi, phía Đông nam giáp xã Tân Đoàn, Phía Tây giáp Thị trấn Văn Quan

Một số loại hình kinh doanh mặt hàng ăn uống, dịch vụ thương mại, quầy tạp hóa,… ngày càng phát triển.

          4. Điều kiện xã hội

Lĩnh vực VH-XH có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm,  đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Lao động đã qua đào tạo đạt 26,5% tổng số lao động trong toàn xã.

Các vấn đề XH được chú trọng và quan tâm giả quyết: các công tác an ninh XH được thực hiện thường xuyên thu hút sự quan tâm và tích cực tham gia của các tổ chức kinh tế và toàn thể nhân dân trong việc nhân dân trong việc giúp đỡ các gia đình chính sách,  người có công, người nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo năm theo thống kê điều tra mới nhất năm 2020 của xã là 144 hộ chiếm 9,84%. Mức sống dân cư nông thôn trên địa bàn bước đầu đã được nâng lên nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn so với mặt bằng thu nhập chung của tỉnh.

5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm và một số công trình phúc lợi khác được đầu tư xây dựng một cách cơ bản, bộ mặt các thôn bản dần thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Chính trị được củng cố và tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy an ninh quốc phòng được giữ vững.

About